Hiển thị các bài đăng có nhãn Lượm mót. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lượm mót. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 5, 2013

CÂU CHUYỆN VỀ CON NHỆN Ở TRÊN CỬA MIẾU PHẬT BÀ QUAN ÂM


Trước miếu Quan Âm mỗi ngày có vô số người tới thắp hương lễ Phật, khói hương nghi ngút. Trên cây xà ngang trước miếu có con nhện chăng tơ, mỗi ngày đều ngập trong khói hương và những lời cầu đảo, nhện dần có Phật tính. Trải nghìn năm tu luyện, nhện đã linh.
Một ngày, bỗng Phật dạo đến ngôi miếu nọ, thấy khói hương rất vượng, hài lòng lắm. Lúc rời miếu, ngài vô tình ngẩng đầu lên, nhìn thấy nhện trên xà.
Phật dừng lại, hỏi nhện: "Ta gặp ngươi hẳn là có duyên, ta hỏi ngươi một câu, xem ngươi tu luyện một nghìn năm nay có thật thông tuệ chăng. Được không?"
Nhện gặp được Phật rất mừng rỡ, vội vàng đồng ý. Phật hỏi: "Thế gian cái gì quý giá nhất?"
Nhện suy ngẫm, rồi đáp: "Thế gian quý nhất là những gì ta không bao giờ có được và những gì đã mất đi vĩnh viễn!". Phật chỉ gật đầu, rồi Ngài đi khỏi.
Lại một nghìn năm nữa trôi qua, nhện vẫn tu luyện trên thanh xà trước miếu Quan Âm, Phật tính của nhện đã mạnh hơn.
Một ngày, Phật đến trước miếu, hỏi nhện: "Ngươi có nhớ câu hỏi một nghìn năm trước của ta không, giờ ngươi đã hiểu nó sâu sắc hơn chăng?"
Nhện nói: "Con vẫn tin rằng trong nhân gian quý nhất vẫn là "không có được" và "đã mất đi" ạ!"
Phật nói: "Ngươi cứ nghĩ nữa đi, ta sẽ lại tìm ngươi."
Một nghìn năm nữa lại qua, có một hôm, nổi gió lớn, gió cuốn một hạt sương đọng lên lưới nhện. Nhện nhìn giọt sương, thấy nó long lanh trong suốt sáng lấp lánh, đẹp đẽ quá, nhện có ý yêu thích. Ngày này nhìn thấy giọt sương nhện cũng vui, nó thấy là ngày vui sướng nhất trong suốt ba nghìn năm qua. Bỗng dưng, gió lớn lại nổi, cuốn giọt sương đi. Nhện giây khắc thấy mất mát, thấy cô đơn, thấy đớn đau.
Lúc đó Phật tới, ngài hỏi: "Nhện, một nghìn năm qua, ngươi đã suy nghĩ thêm chưa: Thế gian này cái gì quý giá nhất?"
Nhện nghĩ tới giọt sương, đáp với Phật: "Thế gian này cái quý giá nhất chính là cái không bao giờ ta có được và cái đã mất đi vĩnh viễn."
Phật nói: "Nếu ngươi đã nhận thức như thế, ta cho ngươi một lần vào sống cõi người!"
Và thế, nhện đầu thai vào một nhà quan lại, thành tiểu thư đài các, bố mẹ đặt tên cho nàng là Châu Nhi. Thoáng chốc Châu Nhi đã mười sáu, thành thiếu nữ xinh đẹp yểu điệu, duyên dáng. Hôm đó, tân Trạng Nguyên Cam Lộc đỗ đầu khoa, nhà vua quyết định mở tiệc mừng sau vườn ngự uyển.
Rất nhiều người đẹp tới yến tiệc, trong đó có Châu Nhi và Trường Phong công chúa. Trạng Nguyên trổ tài thi ca trên tiệc, nhiều tài nghệ khiến mọi thiếu nữ trong bữa tiệc đều phải lòng. Nhưng Châu Nhi không hề lo âu cũng không ghen, bởi nàng nghĩ rằng, chàng là mối nhân duyên mà Phật đã đưa tới dành cho nàng.
Qua vài ngày, tình cờ Châu Nhi theo mẹ lên miếu lễ Phật, cũng lúc Cam Lộc đưa mẹ tới miếu. Sau khi lễ Phật, hai vị mẫu thân ngồi nói chuyện. Châu Nhi và Cam Lộc thì tới hành lang tâm sự, Châu Nhi vui lắm, cuối cùng nàng đã có thể ở bên người nàng yêu, nhưng Cam Lộc dường như quá khách sáo.
Châu Nhi nói với Cam Lộc: "Chàng còn nhớ việc mười sáu năm trước, người gặp con nhện trên xà miếu Quan Âm chăng?"
Cam Lộc kinh ngạc, hỏi: "Châu Nhi cô nương, cô thật xinh đẹp, ai cũng hâm mộ, nên trí tưởng tượng của cô cũng hơi quá nhiều chăng?". Nói đoạn, chàng cùng mẹ chàng đi khỏi đó.
Châu Nhi về nhà, nghĩ, Phật đã an bài mối nhân duyên này, vì sao không để cho chàng nhớ ra chuyện cũ, Cam Lộc vì sao lại không hề có cảm tình với ta? Vài ngày sau, vua có chiếu ban cho Trạng Nguyên Cam Lộc sánh duyên cùng công chúa Trường Phong, Châu Nhi được sánh duyên với thái tử Chi Thụ. Tin như sấm động giữa trời quang, nàng không hiểu vì sao Phật tàn nhẫn với nàng thế.
Châu Nhi bỏ ăn uống, nằm khô nhắm mắt nghĩ ngợi đau đớn, vài ngày sau linh hồn nàng sắp thoát khỏi thân xác, sinh mệnh thoi thóp.
Thái tử Chi Thụ biết tin, vội vàng tới, phục xuống bên giường nói với nàng: "Hôm đó, trong những cô gái giữa bữa tiệc sau vườn thượng uyển, ta vừa gặp nàng đã thấy yêu thương, ta đã khốn khổ cầu xin phụ vương để cha ta cho phép cưới nàng. Nếu như nàng chết, thì ta còn sống làm chi." Nói đoạn rút gươm tự sát.
Và giây khắc ấy Phật xuất hiện, Phật nói với linh hồn sắp lìa thể xác Châu Nhi: "Nhện, ngươi đã từng nghĩ ra, giọt sương (Cam Lộc) là do ai mang đến bên ngươi chăng? Là gió (Trường Phong) mang tới đấy, rồi gió lại mang nó đi. Cam Lộc thuộc về công chúa Trường Phong, anh ta chỉ là một khúc nhạc thêm ngắn ngủi vào sinh mệnh ngươi mà thôi.
Còn thái tử Chi Thụ chính là cái cây nhỏ trước cửa miếu Quan Âm đó, anh ta đã ngắm ngươi ba nghìn năm, yêu ngươi ba nghìn năm, nhưng ngươi chưa hề cúi xuống nhìn anh ta. Nhện, ta lại đến hỏi ngươi, thế gian này cái gì là quý giá nhất?"
Nhện nghe ra sự thật, chợt tỉnh ngộ, nàng nói với Phật: "Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Vừa nói xong, Phật đã đi mất, linh hồn Châu Nhi quay lại thân xác, mở mắt ra, thấy thái tử Chi Thụ định tự sát, nàng vội đỡ lấy thanh kiếm…
Câu chuyện đến đây là hết, bạn có hiểu câu cuối cùng mà nàng Châu Nhi nói không?
"Thế gian này cái quý nhất không phải là thứ không có được và đã mất đi, mà là hạnh phúc hiện đang nắm giữ!"
Trong suốt đời ta, sẽ gặp hàng nghìn hàng vạn loại người.
Để yêu một người thì không cần cố gắng, chỉ cần có "duyên" là đủ.
Nhưng để tiếp tục yêu một người thì phải cố gắng.
Tình yêu như sợi dây, hai người cùng kéo hai đầu, chỉ cần một người kéo căng hoặc bỏ lơi, tình yêu ấy sẽ căng thẳng hoặc chùng xuống.
Vậy khi bạn đi kiếm người ở đầu kia dây, hãy cân nhắc. Hoặc bạn có quá nhiều sợi dây tình cảm, hoặc bạn cứ liên tục tìm cái mới, hoặc khi dây đã đứt, bạn không còn can đảm hay lòng tin, tình yêu để đi tìm một tình yêu mới nữa.
Bất kể thế nào, khi sợi dây đó đứt, bạn chỉ mất đi một người không yêu bạn, nhưng người đó đã mất đi một người yêu họ.
Mất một người không biết trân quý bạn, có gì phải buồn rầu?
Bởi bạn còn cơ hội, một lần nữa, gặp người biết rằng bạn quý giá.!!!

Read More

17 thg 4, 2013

16 thg 4, 2013

Giọng người Sài Gòn


Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer.



Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…” là mượn của người Hoa, những từ như “xà quầng, mình ên…” là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương”. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.

Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền tây nam bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ… cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.

Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói . Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này” người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy).

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương,bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ,cái Lan)… Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) …

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “ Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gìn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!” (Mấy cái này hổng có trong từ điển đâu nha).

Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ “lóng” (slang words) kiểu mới… Thật ra, đa số những “từ lóng” này đều do…bọn trẻ chúng nó “chế” ra.

Có một dạo,dân Hà Nội mình hay nói “hâm” rồi “ẩm IC”… có nghĩa là “man man, tửng tửng, khùng khùng” đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo “Trong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là…khìn á!”. Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét “Mi khìn hả ku ?”… Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ “khìn” này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ… Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì ? Nói nghe vui miệng là được.

Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói “Đồ ông/bà tám!” là biết rồi đó…100% là bị “chửi” : nhiều “chiện” rồi đây. Ông tám, bà tám… nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ “tám”. Hỏi “Đang làm gì đó ?” – Trả lời “Tám dí nhỏ bạn!”…”Tám” giờ thành…động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.

Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với “cúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn…”, nhiều, nhiều lắm… Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành “slang word”…

Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như “từ nhà ra chợ”, “chuyện thường ngày ở huyện” vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ “cùi bắp” ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, bo xì là không chơi nữa hay 1 câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được ” bà mẹeeee ziệc nam anh hùng”.

Những gì tôi viết ở trên 1 phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ 1 số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào,bạn kiếm được bao nhiều tiền.

Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao!Vào đây tôi cũng học được 1 thói quen là share tiền,đi ăn,đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).

Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là 1 nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu (Cái này là kết nhất).

Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị …


Không biết tác giả


Read More

11 thg 4, 2013

Một câu chuyện từ Phật

Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai, thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não: đó là kẻ khờ, không phải người trí.
...

Một lần, Phật đi giáo hóa vùng Bà La Môn, Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật chửi...
Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau chửi. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:
- Cù-đàm có điếc không?
- Ta không điếc.
- Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?
- Này Bà la môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?
- Quà ấy về tôi chứ ai.
- Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.
Người kêu tên Phật chửi mà Ngài không nhận. Như vậy mới thấy những lời cuồng dại của chúng sanh Ngài không chấp không buồn. Còn chúng ta, những lời nói bóng, nói gió ở đâu đâu cũng lắng tai nghe, để buồn để giận. Chúng ta do mê muội, chỉ một lời nói nặng nói hơn, ôm ấp mãi trong lòng, vì vậy mà khổ đau triền miên. Chúng ta tu là tập theo gương Phật, mọi tật xấu của mình phải bỏ, những hành động lời nói không tốt của người đời, đừng quan tâm. Như thế mới được an vui.
Trong kinh, Phật ví dụ người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận lời mắng chửi đó - thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rơi xuống ngay mặt người phun. Thế nên có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Từ đây về sau quí vị có nghe ai nói gì về mình, dù tốt hay xấu, chớ nên thọ nhận thì sẽ được an vui.
Tuy có chướng duyên bên ngoài mà chúng ta biết hóa giải, không thọ nhận, đó là tu. Không phải tu là cầu an suông, mà phải có người thử thách để có dịp coi lại mình, đã làm chủ được mình chưa. Nếu còn buồn giận vì một vài lí do bất như ý bên ngoài - Đó là tu chưa tiến.
Đa số chúng ta có cái tật nghe người nói không tốt về mình qua miệng người thứ hai, thứ ba, thì tìm phăng cho ra manh mối để thọ nhận rồi nổi sân si phiền não: đó là kẻ khờ, không phải người trí.
Read More

4 thg 4, 2013

Bus- Cảm



Tới Bến Thành, leo lên xe số 18 ,yên vị ,tháo cái balô đặt bên cạnh ,rút cái mp3 trong túi ra – gắn phone vào tai và…ngồi rung đùi cho đến khi tới trạm cần xuống .Đó là cơ bản những việc bình thường vẫn làm khi đi bus ,nghe có vẽ vô vị ,nhưng thực sự thì đi bus cũng có cái hay của nó.

Bus là phương tiện mà khi mới nghe tới lần đầu mình đã ngán ngẩm ,một đống người nhét trong một cái xe kèm theo mùi máy lạnh khó chịu ,đó là chưa kể h cao điểm thì …ôi thôi – vắt vẻo như khỉ .Mà các bác tài cũng lạ ghê ,hết chỗ rồi thì thôi ,ko bắt khách nữa ,đằng này cứ …nhét là nhét .Đó là lý do tại sao chuyến 18 chạy sau thì vắng hoe ,còn chuyến trước thì …nghẹt thở. 

Ngoài 18 thì mình hay đi các tuyến như 24,148,7,36,8,4…nói chung là nhiều .Mỗi tuyến có mỗi đặc điểm riêng và để lại cho mình ấn tượng khác nhau .Đơn giản là vì mỗi tuyến chuyên dùng một loại xe có kích cỡ khác ,ghế ngồi khác ,lơ xe khác ,đoạn đường đi khác nên cái cảm nhận cũng khác. 

Những người tham gia bus thuộc đủ các ngành nghề trong xã hội ,từ những người làm việc chân tay ,lam lũ đến những người tri thức .Họ tham gia phương tiện này chỉ với lý do...tiện lợi  nhưng mình thì ngoài lý do chính đó còn có vài chục cái lý do phụ kèm theo .Những người khác nhau là thế nhưng khi lên bus thì ai cũng như ai-mình thích bus cũng là vì nguyên nhân này.

Đi bus ko thường xuyên ,nhưng cũng đủ để mình chứng kiến nhiều chuyện lạ lùng đặc quyền chỉ có trên bus mà thôi.

Đi bus : ghế bus đc dán ,ghi dòng chữ " Ghế dành cho người già,người khuyết tật ,phụ nữ mang thai, trẻ em"  to ,rành rành ,ghế nào cũng ghi thế mà nhiều người ko làm theo ; thật là tội nghiệp -Việt Nam đã thực hiện phổ cập giáo dục lâu rồi mà h vẫn còn xót lại những người ko biết chữ .Hành động nhường ghế trên bus khiến mình cảm thấy vui vui ,ko hiểu sao lại thế.

Đi bus : cảm nhận đc sự quan tâm ,chia sẽ giữa người với người .Chia sẽ chỗ ngồi ,lọ dầu nếu có người bị say xe....Ngoài chia sẽ thì còn có "tặng thêm"---tuyến 24 ,có 2 cô bé vô tư vừa nói chuyện vừa xả vỏ gói snack xuống ghế.

Đi bus : trên tuyến 36 ,nghe câu chuyện của một bác-nói về cảm nhận của ông về nhạc của Ngô Thụy Miên,Trịnh Công Sơn....Nghe câu chuyện rôm rả của một nhóm học sinh nói về các nhóm nhạc Hàn Quốc nào là Super Junior,SS501...

Đi bus : tuyến 18 ,chứng kiến màn tỏ tình độc đáo của một anh chàng sv Kiến trúc với một cô nàng sv Sư phạm ,nhẹ nhàng ,lãng mạn,thẹn thùng...giống như một bộ phim tình củm mà mình là diễn viên quần chúng
.Chứng kiến màn cải cọ của một đôi vợ chồng về chuyện tiền bạc ,gia đình-----khác nhau giữa 2 giai đoạn của thứ gọi là "tình yêu".

Đi bus : tuyến 104 ,trò chuyện với một người bạn Ailen về cảm nghĩ của ông khi lần thứ hai đặt chân đến TPHCM .Nghe cuộc che bai ,chỉ trích của khách đi bus dành cho những người da màu lang thang trên khắp các đường phố HCM. 

Đi bus : cảm nhận đc không khí tết qua ô cửa kính .Đường phố đc trang hoàg ,vô số của hiệu thời trang màu sắc lòe loẹt với các biển sale off ,sự hối hả của những người đi đường-vội vàng,chớp nhoáng. Chỉ có những ngồi bus như mình mới rãnh rỗi đưa mắt nhìn ,cảm nhận như thế. 

Các cảm nhận đến khá chóng vánh vì nó nhanh chóng bị những cảm xúc khác che lấp.Đi bus ,thích có,ko thích có nhưng như thế mới hay---vì nếu thích thì người ta sẽ mau chóng cảm thấy chán ngán 

Speedometer 




Read More

24 thg 2, 2013

Đàn ông - nếu đã 20, nếu chưa 25


Những sự chịu đựng luôn đạt đến đỉnh điểm và có những giới hạn tận cùng... Lúc đó... mọi thứ... sẽ ... nổ tung!!!
...
Nếu bạn là đàn ông, nếu bạn đã hai mươi, nhưng bạn chưa hai lăm tuổi, bạn buộc phải tìm được một thứ gì đó ngoài tình yêu, giúp đôi chân bạn đứng vững vàng trong cuộc đời này. Bạn phải bắt đầu nghĩ cách để kiếm đủ và sống được.
Nếu bạn là đàn ông, bạn đã 20 nhưng chưa 25
Tôi chưa từng bao giờ nghĩ bằng cấp là thứ quan trọng, thiên tài với danh nhân đâu phải từ lò luyện và trường lớp mà ra. Nhưng nếu bạn không học tới nơi tới chốn, thì dù có đi làm cửu vạn, ngay cả bao cát cũng sợ rằng chẳng biết cách mà vác.
Bạn buộc phải làm cho những suy nghĩ văn vẻ và cảm xúc màu mè thị dân của mình dần trở thành lối tư duy sáng sủa, rõ ràng và những ngôn từ giản tiện ngắn gọn. Bởi những thứ màu mè và bồng bột sẽ không thể tồn tại lâu. Bạn phải biết rằng, những sự thích thú khi khi đọc văn hay, nghe lời bay bướm mang lại sẽ chẳng mấy giá trị, trong khi thứ quan trọng nhất lại nằm ở trí tuệ, tinh thần, tâm hồn, nội dung, tư duy của bạn.
Là đàn ông, làm ơn đừng đọc văn của những nhà văn nữ cùng thời với bạn.
Là đàn ông, làm ơn đừng trách người khác, đừng nhỏ nhặt, làm ra vẻ đáng thương.
Làm ơn đừng nghĩ đến cái gì là viết về cái đó.
Và chớ tiếc rẻ đôi chút cảm động bé nhỏ, đôi chút thương xót nhỏ nhoi.
Và chớ tiếc rẻ đôi chút cảm động bé nhỏ, đôi chút thương xót nhỏ nhoi
Bạn phải tin vào cái đẹp, tin vào hơi ấm, vào lòng tin con người, sự tự trọng của mỗi người, bạn hãy giữ gìn những phẩm chất xưa cũ này. Tôi không muốn bạn bốc đồng, vô vị, mù mờ, chà đạp chính mình và làm thương tổn người khác. Bạn không nên nhào nặn đời bạn thành một đống hỗn độn tổng hợp đủ thứ.
Khi bạn thay đổi con người bạn, hãy cố nâng niu những giá trị bản thân, cho dù bạn biết rõ, không phải ai cũng ưa những gì bạn đang có.
Làm ơn đừng chấp nhận thỏa hiệp với những con người đang ngụy trang là họ thức thời, cấp tiến. Họ chỉ là những kẻ vô công rồi nghề đang tìm cách biện minh cho sự thua kém của bản thân họ. Sự mạnh mẽ, bản lĩnh đàn ông nằm ở tận trong trái tim bạn, bạn có sức mạnh và vẻ đẹp từ trong tim, từ niềm tin mà dù thời gian và tuổi trẻ có trôi qua cũng không khuất phục được.
Bạn không có quyền ngồi trong cái tháp ngà của trường học, rồi bảo tôi yêu thế giới này tươi đẹp. Bạn phải nhìn thấy cái đen tối của thế giới, sự bẩn thỉu của cuộc đời, sự xấu xa của con người, sau đó mới nói rằng tôi vẫn yêu thế giới này, tôi vẫn yêu cuộc sống và tôi sống.
Tuổi trẻ ngắn ngủi thế, nhưng đừng sợ tuổi già.
Đôi khi, bạn có thể dừng lại nghỉ ngơi, nhưng đừng quỳ xuống.
Khi đi một con đường, bạn chớ ngoái đầu nhìn lại, hoặc tự hỏi, mình đang làm cái gì?
Khi đau và nhục, đàn ông có thể khóc và gào. Khóc đi, rồi rửa mặt, vỗ má mình, rồi áp má mình để trên gương mặt bạn có một nụ cười. Chứ bạn đừng dụi mắt hay lấy tay lau nước mắt. Bởi có thể sớm mai bạn sẽ mang một đôi mắt trũng và sưng vì khóc. Chớ để sớm mai ai cũng nhận ra bạn từng khóc.
Đàn ông hãy xác định cho mình một mục tiêu xa hơn và một lộ trình dài hơn. Hãy nhớ thỉnh thoảng ngửa đầu nhìn trời xanh, và lúc nhìn lên trời xanh hãy nhớ cúi xuống nhìn đất dưới chân mình.
Vào bất kỳ lúc nào, bất kỳ người nào hỏi bạn, bạn yêu mấy lần, đáp án của bạn phải luôn là Hai.
Một lần, cô ấy yêu tôi nhưng tôi không cảm xúc, một lần là tôi yêu cô ấy nhưng không được đáp lại. Hãy luôn nhớ rằng, tình yêu đẹp vẫn luôn đang đợi bạn ở lần yêu sau. Nên đừng luyến tiếc, đừng để một người đàn bà nào có cơ hội làm bạn bị tổn thương tới lần thứ hai.
Làm đàn ông, đừng giao du với văn nghệ sĩ hay bọn văn sĩ trẻ, cũng như đừng làm bạn với những kẻ bất đắc chí, thiếu tâm huyết với đời, cũng tuyệt đối không được bạn bè với những người đàn ông không có nghề nghiệp chính thức, kiêm quá nhiều nghề.
Cũng đừng yêu người phụ nữ nào hy sinh vì bạn. Khi có một cô nàng tự chà đạp bản thân nàng, tự hy sinh, tự chịu thiệt vì bạn, bạn chớ nên vì thế mà cảm động hoặc yêu kẻ lụy tình ấy. Bởi một người đàn ông nghiện hút trộm cắp đầy mình thân với bạn, có thể kẻ nghiện hút trộm cắp tiếp theo sẽ là chính bản thân bạn. Tình yêu cũng tương tự như vậy, khi một người phụ nữ vì yêu mà cầm dao cứa tay mình đau, có thể kẻ tiếp theo bị nàng cứa chính là bạn.
Không bao giờ đặt niềm tin vào một gã đàn ông chỉ định giao du với mình bạn chứ không cho bạn biết hắn đang chơi bời với những bạn bè nào khác.
Khi một cô nàng định gọi bạn là “anh yêu, baby, chồng yêu ơi”, bạn hãy bắt buộc cô nàng gọi bạn bằng tên bạn, bởi bạn là một người đàn ông, bạn không phải thú cưng của ai.
Khi một người đàn ông hoặc một người đàn bà tự nhiên không tới tìm bạn nữa, bạn hãy dứt khoát đừng gọi tới làm phiền họ.
Đừng tin những kẻ dùng tiểu xảo trong tình yêu. Và đừng ác miệng sau khi chia tay người tình. Nghe lời khuyên của người khác, nhưng đừng hối hận, bởi hối hận chưa từng mang lại cho đàn ông bất cứ thứ gì hay ho.
Đàn ông thì không xé ảnh, đốt thư, xé nhật ký, làm những việc mà chỉ diễn viên ba xu trên phim truyền hình mới làm. Bởi bạn tin vào tình yêu. Tin rằng trên đời vẫn còn những người đàn ông tốt và những người phụ nữ tốt đẹp, có thể họ cũng chưa kết hôn, họ cũng vẫn đang vượt trùng trùng biển người trong đời để tìm đến bạn. Nên đừng nói những câu đại loại như: “Thời này làm gì có đàn bà tử tế” hoặc “Làm gì có đàn ông tốt!”. Những câu như thế thường làm người ta hiểu rằng, bạn đã no xôi chán chè, hời hợt với vô số người, vơ đũa cả nắm và không hề sống nghiêm túc, chưa trưởng thành.
Hãy yêu tiền, yêu vật chất, dùng tiền để sống cho ra sống. Nhưng vẫn hiểu rằng những giá trị tinh thần cũng quan trọng biết bao. Và con người bạn, một người đàn ông đầy sức sống, háo hức sống vẫn luôn có giá trị và đẹp đẽ hơn những đồng hồ hàng hiệu, thời trang, phụ kiện sành điệu bạn đang mang. Nếu đã hơn hai mươi tuổi nhưng mỗi phút bạn sống, bạn vẫn phải ngửa tay xin tiền bố mẹ, thì những tiền bạc bạn có, đồ hiệu bạn mặc chỉ làm cho sự vô liêm sỉ của bạn nổi bật hơn mà thôi. Nên đồ hiệu không làm bạn có giá hơn. Bản thân người đàn ông không có giá trị bản thân, thì dù có bọc vàng, được bố mẹ nâng đỡ sự nghiệp chức này tước kia, cũng vẫn chỉ là một kẻ ăn bám bọc vàng. Một con lừa dù có đóng yên cương vàng khối cũng không thể trở thành tuấn mã.
Dù thời gian và tuổi trẻ có trôi qua cũng không khuất phục được
Bạn còn trẻ, có thể chưa đủ tuổi để bắt đầu một sự nghiệp riêng, một tương lai huy hoàng. Nhưng bạn đã đủ tuổi thành niên, nên ít nhất, cũng không thể làm một cái gánh nặng đeo trên lưng bố mẹ, để bố mẹ mất hai mươi năm nuôi dạy, cái gánh nặng đã sống ký sinh trên lưng chỉ nặng thêm và nhiều đòi hỏi hơn.
Bạn đừng tưởng bạn trẻ, bạn làm một kiểu tóc có màu khác người, mặc một bộ quần áo dở nam dở nữ Unisex, rồi phun lên người một thứ mùi nước hoa, thì người khác sẽ tôn trọng bạn. Cái ngước nhìn của người khác không mang ý trầm trồ ngưỡng mộ, mà là cái nhìn khi đi ngang qua sở thú. Rất nhiều đàn ông khác chỉ bởi họ được giáo dục tốt nên họ sẽ không bày tỏ thái độ gì với bạn đâu, họ sẽ tôn trọng sự “cá tính” của bạn, nhưng không có nghĩa rằng, họ không nhận ra sự xấu xí của người đàn ông trước mặt.
Xin bạn đừng coi rẻ những người lao động nghèo. Đừng xấu hổ vì phải làm việc nặng nhọc. Đất không bẩn, mồ hôi không hôi hám. Xin hãy tôn trọng những người có thể không giàu bằng bạn, nhưng họ đang nuôi cả gia đình bằng đôi tay lương thiện và cần cù của họ. Bạn tôn trọng họ, bạn mới biết giá trị của bạn nằm ở đâu.
Làm đàn ông, hãy tha thứ, nhưng đừng quên. Và hãy khoan dung với cả thế giới cũng như với chính bản thân bạn. Để luôn tự nhủ rằng, ta là đàn ông, ta xứng đáng để có được những thứ tốt đẹp hơn.
Lý Khai Phục

Read More

26 thg 10, 2012

Một bài học


"
Dí dỏm mang đến sự sáng suốt và lòng khoan dung. Châm biếm mang đến sự thấu hiểu sâu sắc hơn và ít thân thiện hơn."
...

Có một con chim bay về phương Nam để tránh rét. Trời lạnh quá con chim bị đông cứng và rơi xuống cánh đồng lớn. Trong lúc nó đang nằm chờ chết thì có một con bò đi ngang qua ỉa vào người nó. Con chim nằm giữa đống cứt bò nhận ra rằng cơ thể nó đang ấm dần. Đống phân đó đã ủ ấm cho nó. 

Nó nằm đó thấy ấm áp và hạnh phúc, nó bắt đầu cất tiếng hót yêu đời. Một con mèo đi ngang qua nghe thấy tiếng hót liền tới thám thính. Lần theo âm thanh, con mèo phát hiện ra con  chim nằm dưới đống cứt, nó liền bới con chim ra ăn thịt.

Bài học xương máu: 

1. Không phải thằng nào  ỉa vào mình cũng là kẻ thù của mình.


2. Không phải thằng nào kéo mình ra khỏi đống cứt cũng là bạn của mình.


3. Khi đang ngập ngụa trong đống cứt thì tốt nhất là ngậm cái  mồ lại.
Read More

14 thg 8, 2012

Nếu em yêu ai đó đến mức si mê

Love is you, you and me.
...

Nếu em yêu một chàng đào hoa, nghĩa là em cần phải thật khác lạ giữa một rừng vệ tinh đang bao quanh anh ta. Đàn ông hào hoa, phóng khoáng, bảnh bao và phong lưu rất thu hút phụ nữ, đừng cuống quýt phủ nhận bởi em không nằm ngoài danh sách ấy. Cũng đừng nghĩ rằng anh ta thuộc quyền sỡ hữu riêng em. Nên em cần phải nhớ một điều, đàn ông rất thích đồ mới lạ. Không có người đàn ông nào không trăng hoa, chỉ có đàn ông giỏi kiềm chế mà thôi.

Nếu em yêu một người của công việc, nghĩa là em yêu sự bận rộn của anh ta. Em nên học cách tận dụng triệt để thời gian chung của hai người, tránh để thời gian rãnh rỗi quá nhiều mỗi khi gặp nhau. Biết đâu sau cuộc hẹn với em, anh ta còn dăm ba cái hẹn với khách hàng và nhiều chuyện khác phải làm, nhiều đến nỗi quên cả việc hỏi hang em đã về đến nhà an toàn không. Em nên tập quen dần với việc thôi chờ đợi những điều bất ngờ, đàn ông của công việc có hàng tá điều bất ngờ ở cơ quan thay vì mỗi em. Nhưng em nên nhớ một điều, tình yêu luôn cần những phút bốc đồng. Nếu phải yêu một người nhạt nhẽo, thì độc thân cũng chả có gì đáng chán.

Nếu em yêu một anh chàng giàu có, em sẽ được đối đãi như một bà hoàng?! Bao hàm cả những chiếc xe hiệu đắt tiền em chễm chệ mỗi lần đi chơi, những bữa tối lãng mạn trong các nhà hàng sang trọng, những món quà đáng giá cả mấy tháng lương của một công chức... Nhưng điều đó không có nghĩa là em chỉ yêu tiền của anh ta. Càng không có nghĩa với đàn ông giàu có nào em cũng nghiễm nhiên trở thành một bà hoàng. Nên em cần nhớ một điều, dù chàng trai em yêu chỉ ở mức thường thường bậc trung, hãy yêu người dám vì em mà tiêu tiền!

Ngược lại, nếu em trót yêu một chàng trai nghèo khó, thì đã sao?! Em hùng hồn tuyên bố, miễn có tình yêu ắt sẽ có hạnh phúc, tiền nhiều cỡ nào cũng không thể mua được hạnh phúc?! Gượm nào, không ai bảo em sai cả. Tuy nhiên, đồng tiền hoàn toàn có khả năng tạo ra hạnh phúc, khi ta dùng chúng đúng mục đích. Và chẳng phải vật chất là phương tiện mà những người yêu nhau thể hiện tình yêu đấy sao? Vì thế, em nên nhớ một điều, hãy tự do yêu một chàng trai không có tiền, nhưng có một cái đầu làm ra rất nhiều tiền.

Nếu em chọn yêu người yêu mình, nghĩa là em đã từng tổn thương, sự vấp váp trong quá khứ khiến em phải lần lừa cân nhắc để không phải sai lầm thêm nữa. Hiếm ai chọn yêu người yêu mình, bởi những gì phủ phục trước mắt sẽ bị họ xem nhẹ và coi khinh. Nên em cần phải nhớ một điều, nếu có ai đó yêu em nhiều gấp trăm lần em yêu người ấy, hãy trân trọng và đừng vứt bỏ anh ta. Đừng yêu anh ấy vì thương hại hay đáp trả bởi em đang làm họ bị tổn thương đấy!

Nhưng nếu em chọn yêu người mình yêu, nghĩa là em phải tự lèo lái con thuyền tình của mình. Hãy cứ yêu anh ấy, nhưng đừng tự biến mình thành con rối, khi cần phải có, không cần thì vất đi. Hãy biến tình yêu của em thành một thứ gia vị không thể thiếu trong trái tim của anh ta. Và em cũng cần phải ghi nhớ một điều, khi hai người thực sự yêu nhau, họ sẽ không tự hỏi xem ai yêu ai nhiều hơn. Đơn giản là cả hai đều cảm thấy hạnh phúc vì được "cho" và "nhận".

Nếu em yêu một chàng trai đã có chủ, có nghĩa em đang là một người thứ ba, theo đúng nghĩa đen. Căn bản tình yêu là một cuộc kiếm tìm, hạnh phúc dành cho kẻ nhanh tay. Mọi thứ đều mang tính tương đối, nên em đừng bấu víu và tựa mình vào bất kì cái gì một cách tuyệt đối. Nhiều khi, em yêu hôm nay thì cứ yêu trọn vẹn cho hôm nay, đừng dại dột khẳng định tình yêu này là mãi mãi, đừng cả tin vào những lời hứa của đàn ông lúc đê mê. Phận làm người thứ ba chẳng có gì vui vẻ cả. Nên em cần phải nhớ một điều, chỉ nên giữ những gì thuộc về mình. Những người đàn ông ăn chả ăn nem, hoặc là do tình cảm sức mẻ, hoặc là họ quá yêu em, hoặc là thói quen, đã được một lần chắc gì sẽ không có lần thứ hai?

Nếu em yêu một người đàn ông đã có vợ, thật sự em bướng bỉnh, háo thắng hay ngạo nghễ? Bởi điều đó nghĩa là em đang tự thách thức với bản năng tình cảm của mình đấy! Đàn ông đã có gia đình, họ phong độ, đĩnh đạc, từng trải, có sự nghiệp... Em tưởng tượng đó là một mối tình đẹp như phim, rằng người đàn ông sẽ hy sinh gia đình của mình để đến với em. Nhưng cuộc đời không như là phim, em chắc bao nhiêu phần trăm rằng mình được yêu chân thật, phải chăng họ nhìn thấy ở em sự tươi mới, trẻ trung... những thứ mà vợ của họ không có?! Nhưng em cần phải nhớ một điều, đàn ông dù có trăng hoa bên ngoài vẫn ngoan ngoãn trở về nhà. Em có thừa mạnh mẽ để đứng vững khi người đời dèm pha em là phò, là đĩ... những người con gái tin rằng mình được yêu để đi giành giật người yêu của kẻ khác?

...

Và nếu em yêu ai đó đến mức si mê, nghĩa là em chẳng quan trọng ngoại hình của anh ta, chẳng màn vật chất, chấp nhận nỗi ê chề làm kẻ đứng bên lề hạnh phúc, thôi cân đo đong đếm tình yêu của mình... để được yêu trọn vẹn! Nếu em đã và đang như thế, thì em cứ yêu đi và đừng bận tâm cho dù ngày mai có thế nào đi nữa...

Nhưng em cần phải nhớ một điều, là khi em yêu một ai đó, em có quyền làm tất cả mọi điều vì anh ta, nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc em cho phép bản thân mình bị tổn thương.

Em nhé!
- Bài viết copy từ blog wordpess của Shin Lee -
Read More

16 thg 1, 2012

Tâm sự của một anh bạn

"Mày hiện giờ không còn quyền đặt tiêu chuẩn bạn gái đâu. Cứ là con gái, trời mưa biết chạy vào nhà là được!"
...
" Năm mình học lớp một, mình xinh trai nhất lớp. Lúc này đã biết phân loại con trai và con gái. Nhưng khi đó với mình con gái vẫn là sinh vật rắc rối, thường xuyên khóc nhè và hay nhún chân khi hát tốp ca - ghét!
...Năm lên lớp hai, mình xinh trai thứ nhì lớp. Thằng được coi là xinh trai nhất lớp theo mình thì ẻo lả, trắng như cục bột và chỉ có thể từ trường về nhà nếu được bố mẹ đón. Mặc kệ! Mình chẳng care con gái trong lớp, mình mơ chị Hằng liên đội phó xinh gái nhất trường. Thích nhất là lúc đầu giờ cả trường tập thể dục, chị ý đánh trống. Lúc hát Quốc ca thì chị ý bắt nhịp cho cả trường hát, tay thì kéo cờ. Tóm lại ở trong trường chị ý có địa vị, xinh đẹp, biết hát, lại biết làm việc thành thạo với trống và cờ.
Năm lớp năm. Ngoài mình ra cũng có nhiều thằng xinh trai trong lớp (chúng nó ở đâu chui ra thế nhỉ?). Mình không còn đứng thứ nhì nữa, nhưng cũng chẳng quan trọng. Điều quan trọng là chị Hằng Liên đội phó đã chuyển trường. Mình cũng hiểu ra rằng dù chị ý không chuyển trường thì cũng ngoài tầm với. Mình chuyển sang quan tâm đến em Diệp lớp phó phụ trách học tập kiêm quản ca. Diệp cũng có chức sắc, hát cũng hay, lại học cùng lớp với mình. Diệp thích ăn xí muội Thái, nhưng kệ thôi, Diệp thích thì Diệp bảo bố mẹ mua cho!
Năm lớp bảy. Mình bớt xinh trai dần, cũng chẳng quan trọng. Quan trọng là có vẻ mình chậm lớn hơn các bạn cùng lớp. Tình hình cũng không tệ lắm vì nói chung tầm tuổi này con trai nhỏ người hơn con gái. Diệp có vẻ gắn bó với Hoàng - Chi đội trưởng. Hai đứa học nhóm với nhau suốt ngày, mình thừa biết không phải lúc nào Hoàng đến nhà Diệp cũng chỉ để học nhóm. Nhà mình gần nhà Hoàng, mình sẽ mách bố mẹ nó. Còn Diệp, nếu cần mình có thể nhịn ăn sáng mua xí muội Thái cho Diệp gặm chơi!
Năm lớp Chín. Mình còi nhất lớp, cũng không biết mình xinh trai đứng thứ mấy trong lớp vì đã lâu không thấy ai khen. Đếch cần khen luôn! Hai năm nay Diệp và Hoàng đi học bằng một xe đạp. Bố mẹ Hoàng quản lý con kiểu gì thế không biết? Ứ quan tâm luôn! Thực ra yêu cán bộ lớp có gì hay ho nhỉ? Em Hiền Anh cũng xinh đấy chứ, lại hay cho mình mượn bút. Mấy lần nghỉ ốm toàn em ý chép bài cho, còn mang vở qua tận nhà.
3 năm cấp 3. Mình vẫn còi như thế thôi (không còi hơn đâu nhá!), nhan sắc có vẻ tệ hơn vì mầm tình tua tủa trên mặt. Hiền Anh không thi cùng trường với mình. Năm cuối cấp chia tay chỉ đề nghị mình ghi vài dòng trong lưu bút. Con gái cấp ba dữ quá, toàn kết bạn với con trai ở ngoài trường. Mấy thằng mặt già như rễ cây, chạy xe hai kỳ đến cổng trường đón bạn gái nẹt pô ầm ĩ. Bụt chùa nhà không thiêng mà! Bây giờ mình chỉ mơ có Hiền Anh để đi học cùng, mình có bao nhiêu chuyện để kể nhá, mà cũng thích nghe Hiền Anh kể chuyện nữa cơ.
Đại học. Nhan sắc của mình bị thời gian, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới gió mùa ở VN và sự thờ ơ của nữ giới tàn phá không nương tay. Có thằng bạn thân mô tả: "Mặt mày nhìn kỹ lộ rõ cả đầu lâu". Bây giờ mà có bạn gái thân thì tốt quá! Chẳng cần xinh đâu, tính tình hiền hậu là được, quan trọng là chịu kết bạn với mình. Sớm hôm đi về lẻ bóng buồn quá ai ơi. Nhanh lên không ra trường mất rồi!
Ra trường. Đi làm chỗ này chỗ nọ, chẳng có đồng nghiệp nữ nào thèm liếc. Soi gương thấy mình giống cái điện thoại đời cổ, vỏ xước phím lô, sóng chập chờn pin 1 vạch, thi thoảng lại sụt nguồn. Nói thế nhưng vẫn thèm có bạn gái, xinh thì không dám mơ rồi, ngay cả hiền hậu cũng không cần nốt. Cứ là con gái, mình mẩy tóc tai tứ chi đủ cả là phải lòng ngay.
Up to now. Mình đã quên hẳn thói quen soi gương mỗi buổi sáng. Việt Nam có 2 nhân vật xấu xí nhất trong lịch sử văn học là Trương Chi và Sọ Dừa, 2 vị này nhất định sẽ bớt mặc cảm nếu sống cùng thời với mình. Hy vọng có bạn gái hơi bị mong manh, giống như xem đá bóng, đội nhà bị dẫn trước 3 trái không gỡ, hiện giờ là phút bù giờ thứ 4 của hiệp 2. Thằng bạn thân (lại 1 thằng bạn thân) góp ý chân tình: "Mày hiện giờ không còn quyền đặt tiêu chuẩn bạn gái đâu. Cứ là con gái, trời mưa biết chạy vào nhà là được!"
Ừa nhỉ, tao cũng có cần gì cao xa đâu, trời mưa biết chạy vào nhà là được. Ví dụ trời mưa không vào nhà mà cứ đứng giữa sân ngửa mặt lên cười tao cũng OK, tao sẽ ra sân đứng cạnh cô ấy, 2 đứa nắm tay nhau... cười."

[Sưu tầm]
Read More

11 thg 7, 2011

Khi tình yêu qua đi


"Khi một người nào đó yêu cậu, cái cách mà họ gọi tên cậu rất khác. Và cậu biết tên cậu sẽ an toàn khi được phát ra từ miệng của họ."
...
- Clothing style -

Cũng như đi mua 1 cái áo. Chúng ta chọn lựa, chúng ta thích thú, và chúng ta rinh về (dĩ nhiên là phải trả giá). Rồi chúng ta..ko mặc được. Nhiều lý do:

1/ Chúng ta béo ú ra hoặc gầy còm đi và cái áo ko còn vừa nữa.
2/ Cái áo bị rút, đứt chỉ, rách….chỉ sau vài lần mặc (phát hiện đồ dỏm)
3/ Bị mẹ/ba/anh/chị/em/bạn bè chê thậm tệ - “nó ko hợp với mày đâu”

Vậy nên, chúng ta bỏ nó. Tiếc, vẫn tiếc. Nhưng ko thể mặc là ko thể mặc.

- Football style -

Nghĩa là khi họ có bóng nhưng họ thích dắt nó đi vòng vòng biểu diễn, thử thách đối phương và cuối cùng là mất bóng.

Nghĩa là khi họ cố giành được trái bóng để rồi đẩy nó sang cho đồng đội hoặc tìm mọi cách sút nó vào lưới cho xong.

- Vật lý style -

Tình Yêu ko tự nhiên sinh ra và mất đi mà nó chỉ chuyển từ người này sang người khác. Khi tình yêu lên tới điểm cực đại thì nó sẽ rơi tự do với gia tốc giảm dần… và khi chạm đất nó sẽ lại nảy lên …

- V-POP style -
“…Vẫn yêu em thì sao... cũng đã quá muộn màng..đã không còn như ngày xưa ấy...
Giờ thì anh hứa để làm gì...đã kô còn là gì...
Hứa để trọn đời vẫn hy vọng... vẫn tin một ngày mai người sẽ quay về với anh...về bên anh như những ngày xưa mình đã ở bên nhau...!”
-Sưu tầm-

Read More

© 2011 Welcome to my funeral, AllRightsReserved.

Designed by ScreenWritersArena