"Tôi từng xem bộ phim Lolita của đạo diễn Stanley Kubrick. Phim này sản xuất năm 1962. Nội dung phim kể về chuyện tình của cô con gái và ông bố dượng. Một mô típ hết sức bình thường đúng không? Nhưng đây lại là phim khiến cho các nhà lý luận phê bình và các nhà tâm lý học được phen đau đầu. Bộ phim thực sự đặc biệt ở chỗ, cô con gái là người chủ động trong chuyện tình ấy, cô yêu ông ngay từ thủa lên sáu, lên mười… Trong tình yêu mà cô dành cho ông không chỉ là sự hướng đến của một người nữ dành cho một người nam mà còn là sự vương vít tinh thần của cô con gái với cha của mình.
Tình cảm tôi dành cho Vũ thủa ấy cũng vậy. Nó không đơn thuần là muốn, sự hướng tới đối phương một cách triệt để trong suy nghĩ, tinh thần mà Vũ còn là người đàn ông vỹ đại của tôi/ điểm tựa của tôi, thay thế cho vị trí người cha đi vắng khi đó.
Các chiến hữu thấy tôi dùng từ “điểm tựa” hay cụm từ “người đàn ông vỹ đại” chắc thấy lạ. Có ai nghĩ rằng tôi đang nhìn tình cảm ngày ấy với góc nhìn thuần nữ không? Nếu có, cũng không sao, vì tôi chỉ có trách nhiệm kể chứ không được quyền can thiệp đến nhận định cá nhân của các bạn. Nhưng để kết thúc mấy dòng suy nghĩ nhập truyện này tôi xin nói nên ý của mình.
Thực ra tôi dùng từ “điểm tựa” và cụm từ “người đàn ông vỹ đại” dưới góc nhìn của một thằng con trai, hoàn toàn con trai. Bởi xét đến cùng thì mỗi một người đàn ông sinh ra cho tới khi trưởng thành đều có một người đàn ông cho riêng mình, đó là cha mình, anh mình hoặc bất kỳ ai mà khi ta nhỏ nhìn vào đó có thể yên tâm mà lớn lên. Khi ta trưởng thành, quay nhìn lại thấy người đàn ông đó luôn đứng ở sau lưng, đưa tay đỡ ta mỗi khi ta gục ngã – điểm tựa của chúng ta.
Các chiến hữu có để ý thấy người ta hay nhận xét rằng: thằng này giống bố nó y đúc….đến cái nết ăn, ngủ cũng giống. Ngoài yếu tố di truyền thì còn do môi trường sống, bởi khi ở gần cha mình(gần thật sự chứ không chỉ gần về địa lý) thì vô tình sự “yên tâm sống vì có một điểm tựa” mà tôi nói trên khiến cho bất kỳ thằng con trai nào sẽ lấy bố mình ra làm hình mẫu hướng tới (có thể là cố ý hoặc vô thức).
Ngược lại, trong giới Gay của chúng ta, chín thằng thì có tới hơn 4,5 thằng có vấn đề trục trặc trong mối quan hệ với bố mình (kiểu như tôi chẳng hạn). Tức, ta không được gần thực sự với cha, ta không có điểm tựa, thế nên ta đi tìm điểm tựa nơi những người đàn ông khác, người đàn ông khác sẽ thành vĩ đại với cuộc đời ta, để ta yên tâm sống."
Nếu ai cũng tìm cho mình được một điểm tựa như vậy thì may...
Trả lờiXóaNếu chẳng may chọn nhầm điểm tựa thì chắc cả cuộc đời sẽ chênh vênh lắm...
Xóa