18 thg 4, 2013

Viết để bỏ qua

"Nếu anh không muốn rước phiền não vào mình, thì người khác cũng không cách nào gây phiền não cho bạn. Vì chính tâm bạn không buông xuống nổi."
...

Ngoại hình tầm thường, trình độ tầm thường, không ưa những nơi ồn ào, có xu hướng xa lánh thị phi, mờ nhạt trong một đám đông đúc người là người,... nhưng không hiểu sao luôn là tâm điểm của vô số lời bàn tán và những rắc rối. Chuyện tốt không ai biết, chuyện xấu thì gần như cả nước đều thông suốt. 


Cuộc đời bằng phẳng bỗng chốc hóa thành một đống hổ lốn với cơ man nào là những lời bàn tán, cười chê, châm chọc,... Những chuyện của tôi, tôi còn không biết thì người ngoài đã biết, đã sao y nhiều dị bản khác nhau. Những chuyện ngay cả tôi còn chưa từng nghĩ tới thì người ngoài đã gán cho, đã thêm thắt, nêm nếm sao cho vừa vặn với hoàn cảnh của tôi nhất để đè bẹp, hạ bệ, để có cái mà cười chê... Đời không bao giờ cho ta được lựa chọn cuộc sống theo ý mình thì phải ngay cả việc chỉ muốn sống một cuộc sống bình thường, nếm trải những giây phút an yên nhất cuộc đời, xa lánh những chuyện ồn ào, tìm nơi chốn bình yên để giữ mình thanh sạch, phát huy giá trị sẵn có, trút bỏ ưu phiền, dốc hết sức cho những đam mê tuổi trẻ cũng không được yên.

Tôi muốn im lặng, tôi không muốn tranh cãi hay giải thích. Quan điểm của một người về người khác không dễ gì thay đổi được huống hồ gì đó lại là những thành kiến. Vả lại, tôi cũng không lớn lên nhờ vào miệng mồm của bất kì ai. Cuộc đời hay lắm, ai gây ra cho ai cái gì thì một ngày nào đó họ sẽ nhận lại còn hơn thế nữa bởi một người khác. Im lặng mà sống không phải là một cái ngu, tôi nghĩ như vậy, vả lại lên tiếng đôi co không giải quyết được gì lại tốn calo, hao tổn liên kết nơ-ron và làm nhịp tim tăng giảm bất thường. Kẻ nói mà không được đáp trả, chửi bới mà không ai nghe, nói điều xấu hạ bệ người khác mà không làm người đó lung lay thì chẳng khác nào họ đang nói họ, mắng chửi họ và hạ thấp giá trị của bản thân trong mắt người khác hay sao. Nghĩ thế tôi cảm thấy nguôi ngoai đi rất nhiều...

Có chuyện, người lớn mà đi nói xấu một đứa con nít hơn xa tuổi con họ, bạn bè mà lại đi hạ bệ nhau. Không cùng cảnh ngộ, chưa hiểu gì về đối phương lại đặt điều nói xấu người khác... Nhưng tôi chẳng có hơi sức đâu mà buồn, thật đấy, chỉ có một chút thắc mắc rằng con người là giống loài như thế nào khi đến con thú còn nhường nhau miếng mồi cùng là người lại ném đá nhau...

P/S: Chỉ là cố gắng, gần như vẫn chưa buông bỏ được hoàn toàn...


Read More

17 thg 4, 2013

Nếu tôi biết được khi là sinh viên


Hmm... để xem nào...


Read More

Chỉ là tình dục...


"Tình dục làm chúng ta lầm tưởng rằng mình thân nhau lắm..."



Read More

The difference between Hanoi and Saigon


Tôi thích những sáng tạo. Cùng tôi xem sự sáng tạo của Lê Duy Nhất trong So sánh vui giữa Hà Nội và Sài Gòn nhé! ^^
Read More

Bầu trời hôm ấy

"Một ngày nào đó, tâm trí bất chợt lãng đi những bon chen thường nhật để ngẩn ngơ trước tiếng chim hót đầu ngày hay xúc động trước 1 bông hồng nở muộn bên bậu cửa sổ, bạn sẽ thấy hạnh phúc đôi khi đơn sơ, giản dị biết nhường nào"
...

Bức ảnh chụp bầu trời vào một ngày nào đó trong những ngày vô vị của cuộc đời tôi, chả nhớ nó là ngày nào trong cái mớ thời gian vô nghĩa đã trôi qua vô số kể đó nhưng chắc là mới hôm qua, hôm qua của nhiều tuần, nhiều tháng hoặc nhiều năm trước...

Bức ảnh chả đẹp, lại chụp bằng máy ảnh cùi bắp, thêm một vài hiệu ứng của kẻ tay ngang và một vần thơ tiếng Anh lượm lặt đâu đó đã lâu đến nỗi không nhớ được. Lần đầu tiên thấy chùm dây điện như ổ nhện trước nhà vô tình đan bầu trời một cách khiến người ta thích thú. Đương nhiên, "người ta" ở đây là mỗi mình tôi thôi.

Đừng ai bảo tôi quá sến sẫm, chỉ tại hôm nay tôi ở cả ngày với những bà già, nhìn họ vui sống mà lòng cảm thấy tự thương mình biết bao, tôi đã tồn tại ngần ấy thời gian vô nghĩa đến như thế mà chính tôi cũng không biết. Tôi thật là đáng thương!

Read More

16 thg 4, 2013

Giọng người Sài Gòn


Trong hơn 300 năm hình thành và phát triển của Sài Gòn từ Phiên Trấn, Gia Định Trấn, Gia Định Thành, Phiên An, Gia Định Tỉnh… cho đến Sài Gòn, Tp HCM, dân Sài Gòn đã là một tập hợp nhiều dân tộc sinh sống như Việt, Hoa, Kh’mer.



Tiếng nói của người Sài Gòn không chỉ thuần là tiếng Việt, mà còn là sự học hỏi, vay mượn nhiều từ ngữ của dân tộc bạn, đâm ra mang nhiều “hình ảnh” và “màu sắc” hơn. Những từ như “lì xì, thèo lèo, xí mụi, cũ xì…” là mượn của người Hoa, những từ như “xà quầng, mình ên…” là của người Kh’mer. Nói riết đâm quen, dần dần những từ ngữ đó, những tiếng nói đó được người dân Sài Gòn sử dụng một cách tự nhiên như của mình, điều đó chẳng có gì lạ… Thêm vào đó, nó được sửa đổi nhiều cho phù hợp với giọng Sài Gòn, thành ra có những nét đặc trưng riêng.

Nhưng người Sài Gòn cũng có những tiếng gọi là “tiếng địa phương”. Những tiếng này thể hiện rõ nhất khi người Sài Gòn nói chuyện cùng người miền khác. Nghe một người Sài Gòn nói chuyện cùng một người khác vùng, dễ dàng nhận ra những khác biệt trong lời ăn tiếng nói giữa hai người, hai miền. Có một số từ người Sài Gòn nói, người miền khác nghe rồi… cười vì chưa đoán ra được ý. Cũng như khi nghe người Huế dùng một số từ lạ lạ như “o, mô, ni, chừ, răng…” trong khi nói chuyện vậy thôi. Khác là mấy tiếng người Sài Gòn nói, vẫn có chút gì đó nó… vui vui tai, là lạ, ngồ ngộ và… bình dân làm sao.

Giọng người Sài Gòn được xem là giọng chuẩn của miền Nam, cũng như giọng người Hà Nội được xem là giọng chuẩn của người miền Bắc. Giọng chuẩn tức là giọng không pha trộn, không bị biến đi qua thời gian. Như nói về giọng chuẩn của người Hà Nội, người ta nói đến chất giọng ấm nhẹ, khi trầm khi bổng, khi sắc khi thanh, và chẳng ai phủ nhận người Hà Nội nói chuyện rất hay và khéo.

Cái khéo ấy như thuộc về bản chất của người Hà Nội mà chỉ người Hà Nội mới có được. Nếu nhận xét về cách nói của người Việt Nam thì đúng ra tôi chỉ thấy có người Hà Nội là hay nhất cả về ngữ điệu và âm sắc mà thôi còn giọng Huế của người con gái Huế thì lại mềm mại, êm ái như đang hát vậy…

Người Sài Gòn thì khác, giọng Sài Gòn cũng khác. Không ngọt ngào … mía lùi như một số người dân Tây Nam Bộ (những cô gái ở miền tây nam bộ nổi tiếng ra giọng ngọt và rất xinh đẹp), không nặng nề cục mịch như người miền Đông Nam Bộ vốn có cái nóng cháy da thịt (chắc vậy nên họ kiệm lời hơn), giọng người Sài Gòn cũng ngọt, nhưng là cái ngọt thanh hơn, nhẹ hơn, con gái Sài Gòn nói chuyện rất dễ thương, họ nói rất nhanh và cũng rất tự nhiên và vui vẻ . Đó là chất giọng “thành thị” đầy kiêu hãnh của người Sài Gòn.

Giọng người Sài Gòn nói lên nghe là biết liền. Ngồi nghe hai người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau ở một quán nước, bên đường hay qua điện thoại, dễ dàng nhận ra họ, họ nói không nặng như người miền Trung và giọng cũng không thanh như dân Hà Nội, họ nói với cái kiểu sảng khoái của dân Nam bộ. Mà điều đặc biệt trong cách người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau là mấy từ “nghen, hen, hén” cuối câu hay dùng. Người miền khác có khoái, có yêu người Sài Gòn thì cũng vì cách dùng từ “nghen, hen” này. Khách đến nhà chơi, chủ nhà tiếp. Khách về, cười rồi buông một câu “Thôi, tôi dìa nghen!” – Chủ nhà cũng cười “Ừ, dzậy anh dìa hen!”.

Nói chuyện điện thoại đã đời, để kết câu chuyện và cúp máy, một người nói “Hổng còn gì nữa, dzậy thôi hen!” “thôi” ở đây nghĩa là dừng lại, kết thúc, chấm dứt gì đó. Hai đứa bạn nói chuyện cùng nhau, bắt gặp cái gì vui, quay đầu sang đứa kế bên “Hay hén mậy?” bằng giọng điệu thoải mái…

Giọng người Sài Gòn đôi khi diễn đạt cùng một câu nói, nhưng lại bằng nhiều cung bậc giọng điệu khác nhau lại mang ý nghĩa khác nhau. Đám nhỏ quậy, nghịch phá, người chị mắng, giọng hơi gằn lại và từng tiếng một, có chút hóm hỉnh trong đó “Dzui dzữ hen!”. Đám bạn cùng tuổi, ngồi chơi chung, cười đùa, một người nói giọng cao cao vui vẻ “Dzui dzữ hen!”… Người Sài Gòn có thói quen hay “đãi” giọng ở chữ cuối làm câu nói mang một sắc thái khác khi hờn giận, khi đùa vui như “Hay dzữuuu”, “Giỏi dzữưưu…!” Nghe người Sài Gòn nói chuyện, trong cách nói, bắt gặp “Thôi à nghen” “Thôi à!” khá nhiều, như một thói quen và cái “duyên” trong giọng Sài Gòn.

Người Sài Gòn nói chuyện, không phát âm được một số chữ, và hay làm người nghe lẫn lộn giữa âm “d,v,gi” cũng như người Hà Nội phát âm lẫn các từ có phụ âm đầu “r” vậy. Nói thì đúng là sai, nhưng viết và hiểu thì chẳng sai đâu, đó là giọng Sài Gòn mà, nghe là biết liền.

Nghe người Sài Gòn nói chuyện, nhất là các giọng của thiếu nữ… cô nào giọng đã mượt, đã êm rồi thì cứ như ru người ta. Con gái Sài Gòn nói chuyện không luyến láy, không bay bổng như con gái Hà Nội, không nhu hiền như con gái Huế, nhưng nghe đi, sẽ thấy nó ngọt ngào lắm.

Cái chất thanh ngọt đặc trưng của miền Nam. Con gái Sài Gòn khi nói điệu hoặc khi làm nũng họ thường kéo dài giọng ra nghe ngọt và dễ thương đến mức tôi tự đặt là cái giọng nhẽo. Nhất là gọi điện thoại mà nghe con gái Sài Gòn thỏ thẻ tâm tình thì có mà muốn chết đi được với cái ngọt ngào ấy! Tôi nhớ có những đêm nhấc điện thoại lên chỉ để nghe giọng cô bạn nói . Tôi dám chắc rất con trai mà nghe giọng làm nũng đó thì rất ít người có thể không thấy ngây ngất.

Một người miền khác, có thể là Bắc hoặc Trung, diễn tả một khoảng thời gian ngắn vài ngày thì nói “Từ bữa đó đến bữa nay”, còn người Sài Gòn thì nói “Hổm nay”, “dạo này” người khác nghe sẽ không hiểu, vì nói chi mà ngắn gọn ghê. (Lại phát hiện thêm một điều là người Sài Gòn hay dùng từ “ghê” phía sau câu nói để diễn tả một sắc thái tình cảm riêng. Tiếng “ghê” đó chẳng hàm ý gì nhiều, nó mang ý nghĩa là “nhiều”, là “lắm”. Nói “Nhỏ đó xinh ghê!” nghĩa là khen cô bé đó xinh lắm vậy).

Lại so sánh từ “hổm nay” với “hổm rày” hay nghe ở các vùng quê Nam Bộ, cũng một ý nghĩa như nhau, nhưng lại không hoàn toàn giống nhau. Nghe người Sài Gòn dùng một số từ “hổm rày, miết…” là người Sài Gòn bắt chước người miền sông nước vậy. Nhưng nghe vẫn không trái tai, không cảm thấy gượng, vì trong người Sài Gòn vẫn còn cái chất Nam Bộ chung mà.

Người Sài Gòn cũng có cách gọi các cô gái rất dễ thương,bạn bè thì nói là nhỏ Thuỷ, nhỏ Lan (Như Hà Nội gọi là cái Thuỷ,cái Lan)… Gọi các em gái là nhóc còn với các cô thiếu nữ là bé (bé nè xinh quá ta, bé này dễ thương àh nha nhưng mà thương hông có dễ) …

Nói một ai đó chậm chạp, người Sài Gòn kêu “Thằng đó làm gì mà cứ cà rề cà rề… nhìn phát bực!” Nghe cứ như là đùa, chẳng làm câu nói nặng nề lắm. Một người lớn hơn gọi “Ê, nhóc lại nói nghe!” hay gọi người bán hàng rong “Ê, cho chén chè nhiều nhiều tiền ít coi!”… “Ê” là tiếng Sài Gòn đó, coi gọi trổng không vậy mà chẳng có ý gì đâu, có thể nói đó là thói quen trong cách nói của người Sài Gòn.

Mà người Sài Gòn cũng lạ, mua hàng gì đó, thường “quên” mất từ “bán”, chỉ nói là “cho chén chè, cho tô phở”… “cho” ở đây là mua đó nghen. Nghe người Sài Gòn nói chuyện với nhau, thường bắt gặp thế này “Lấy cái tay ra coi!” “Ngon làm thử coi!” “Cho miếng coi!” “Nói nghe coi!”… “Làm thử” thì còn “coi” được, chứ “nói” thì làm sao mà “coi” cho được nè ? Vậy mà người Sài Gòn lại nói, từ “coi” cũng chỉ như là một từ đệm, dân Sài Gòn nói dzậy mà.

Ngồi mà nghe người Sài Gòn nói chuyện cùng nhau thì quái lắm, lạ lắm, không ít người sẽ hỏi “mấy từ đó nghĩa là gì dzậy ta ?” – Mà “dzậy ta” cũng là một thứ “tiếng địa phương” của người Sài Gòn à. Người Sài Gòn có thói quen hay nói “Sao kỳ dzậy ta?” “Sao rồi ta?” “ Được hông ta?”… Nghe như là hỏi chính mình vậy đó, mà… hổng phải dzậy đâu nghen, kiểu như là nửa hỏi người, nửa đùa đùa vậy mà. Tiếng Sài Gòn là dzậy đó, nếu bạn giả giọng Sài Gòn nói chuyện, dù có giống cách mấy mà bỏ quên mấy tiếng đệm, mấy tiếng Sài Gìn riêng riêng này thì đúng là… “bạn hông biết gì hết chơn hết chọi!” (Mấy cái này hổng có trong từ điển đâu nha).

Mà Nói về chuyện người Sài Gòn dùng từ “lóng” (slang words) kiểu mới… Thật ra, đa số những “từ lóng” này đều do…bọn trẻ chúng nó “chế” ra.

Có một dạo,dân Hà Nội mình hay nói “hâm” rồi “ẩm IC”… có nghĩa là “man man, tửng tửng, khùng khùng” đây. Lúc đó tôi nói với mấy người bạn Sài Gòn thì họ cười và bảo “Trong Sài Gòn thì không có nói dzậy, mấy người đó người ta gọi là…khìn á!”. Như ngồi uống nước với tên bạn, hắn nói điên nói khùng một hồi, tức quá hét “Mi khìn hả ku ?”… Lật hết mấy quyển từ điển tiếng Việt cũng chẳng kiếm đâu ra nghĩa của chữ “khìn” này, mà cũng chẳng biết nó bắt nguồn từ đâu luôn. Trời, nói thì nói vậy mà, biết để làm gì chứ… Ai là người dùng nó đầu tiên thì quan trọng gì ? Nói nghe vui miệng là được.

Mấy người ăn ở không, ngồi lê đôi mách, cái mỏ lép chép nhiều chuyện suốt ngày = ông tám, bà tám. Chẳng hiểu từ đâu ra cái định nghĩa kỳ quặc này nữa. Mà cứ hễ mình đang nói huyên thuyên bất tuyệt mà thấy người ta dòm mình với ánh mắt kỳ lạ rồi nói “Đồ ông/bà tám!” là biết rồi đó…100% là bị “chửi” : nhiều “chiện” rồi đây. Ông tám, bà tám… nói riết rồi thì còn vỏn vẹn một chữ “tám”. Hỏi “Đang làm gì đó ?” – Trả lời “Tám dí nhỏ bạn!”…”Tám” giờ thành…động từ luôn trong cách nói của người Sài Gòn.

Tiếng lóng của dân Sài Gòn phổ biến nhất là trong đám học trò còn ôm cặp ngồi ghế nhà trường với “cúp cua, dù , quay, gạo bài, cưa, ghệ, bồ, mèo, khứa, khoẻn…”, nhiều, nhiều lắm… Rồi từ một số bộ phim Hongkong, show hài, gần đây là một số Gameshow trên truyền hình. Thấy vui miệng khi nói một từ nào đó, hoặc dùng nó để ví von so sánh với một điều gì cảm thấy cười được là dùng, là hiển nhiên trở thành “slang word”…

Ngẫu nhiên rồi hiển nhiên, chuyện bình thường của người Sài Gòn thôi, bình thường như “từ nhà ra chợ”, “chuyện thường ngày ở huyện” vậy mà. Nói về tiếng lóng tôi thấy ấn tượng như từ “cùi bắp” ý nói những thứ rẻ mạt vứt đi, bo xì là không chơi nữa hay 1 câu chửi mà tôi thấy đặc biệt buồn cười nhưng chỉ có cách nói dài giọng của người Sài Gòn mới nói được ” bà mẹeeee ziệc nam anh hùng”.

Những gì tôi viết ở trên 1 phần là do tôi tự nhận thấy và cũng có những phần tôi tham khảo từ 1 số tài liệu. Nhận xét chủ quan của tôi về Sài Gòn là người Sài Gòn rất thẳng tính và không khách sáo như người Hà Nội. Họ chơi rất thoải mái nhưng ít khi thấy hỏi về gia đình bạn như thế nào,bạn kiếm được bao nhiều tiền.

Họ cũng không hay đánh giá bạn qua cái xe của bạn đi, điện thoại bạn đang dùng hay bộ quần áo bạn mặc mà họ đánh giá qua cách bạn thể hiện thế nào, bạn sống với mọi người ra sao!Vào đây tôi cũng học được 1 thói quen là share tiền,đi ăn,đi uống (Nhắc nhỏ các bạn nếu vào Sài Gòn lần đầu thì ở trong này quan niệm là ai mời thì người đó trả tiền còn cả hội đi với nhau thì chia đều).

Điều tôi thích khi làm ở Sài Gòn là họ làm hết sức nhưng chơi cũng hết mình và đây là 1 nơi có rất nhiều cơ hội để làm giàu (Cái này là kết nhất).

Mỗi vùng đất đều có những điều thú vị …


Không biết tác giả


Read More

What is love?

What is love
Love is nothing!
...

Monster háo hức hỏi tôi: 

- Tình là gì? Tình là chi? Có ăn được không? Có quăng được không?

Tôi trả lời lời em ngay:

- Tình là vật chất và hoàn toàn có thể trét cứt lên được. Không ăn được nhưng hưởng thụ được (qua tình dục). Quăng không được nhưng tự vỡ.

Monster mặt tiu nghỉu, em không hỏi tôi gì thêm...

Read More

© 2011 Welcome to my funeral, AllRightsReserved.

Designed by ScreenWritersArena